Mộc nhĩ
Mộc nhĩ là một loại nấm mộc trên thân gỗ của nhiều loại cây khác nhau. Mộc nhĩ được sử dụng như thực phẩm và dược liệu với tác dụng bổ huyết, thông mạch, cầm máu và cải thiện tình trạng suy nhược toàn thân.
- Tên gọi khác: Nấm mèo, Nấm tai mèo, Hắc mộc nhĩ, Mộc nhu, Mộc nga, Mộc tung, Vân nhĩ
- Tên khoa học: Uricularia auricula (L.) Underw
- Họ: Mộc nhĩ – Auriculariaceae
Vị thuốc Mộc nhĩ
1. Tính vị
Mộc nhĩ tính bình, có vị ngọt thanh.
2. Quy kinh
Mộc nhĩ quy kinh Đại tràng và kinh Vị.
3. Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại, Mộc nhĩ có một số tác dụng như:
- Chống oxy hóa
- Hạ đường máu
- Hỗ trợ làm giảm mỡ trong máu
- Giúp phòng chống bệnh ung bướu
- Tác dụng chống viêm
- Hỗ trợ chống đông máu
- Tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch
Theo y học cổ truyền:
- Tác dụng làm mát máu, dưỡng huyết, cầm máu, thông mạch
- Thanh nhiệt, giải độc tiêu viêm
Chủ trị:
- Trị trường phong, tiểu ra máu, băng huyết, lỵ ra máu, rò rỉ máu, điều trị lở loét.
- Chữa thiếu máu, khái huyết, chữa xuất huyết, chảy máu cam, xuất huyết tử cung, huyết áp cao, táo bón.
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng suy nhược toàn thân.
- Góp phần điều trị lỵ do nhiệt, đau răng, bệnh trĩ ra máu.
4. Cách dùng – Liều lượng
Mộc nhĩ có thể nghiến uống để uống hoặc sắc để uống, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, nấm còn có thể sử dụng như thức ăn kèm.
Liều lượng sử dụng khuyến cáo: 30 – 100 g mỗi ngày.
Lưu ý khi sử dụng Mộc nhĩ
Người đại tiện thực nên kiêng sử dụng Mộc nhĩ.
Người viêm dạ dày mạn tính, viêm đại tràng hoặc đại tiện phân lỏng không nên sử dụng Nấm mèo.
Không dùng kết hợp Nấm mèo và củ cải trắng, Ốc bươu.
Không nên sử dụng Nấm mèo ngâm nước quá lâu, điều này có thể gây ngộ độc.
Không nên ăn quá nhiều Mộc nhĩ. Điều này có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa và khiến dạ dày không tiêu hóa được.
Không nên ngâm Mộc nhĩ bằng nước nóng. Nên ngâm bằng nước lạnh.
Không được ăn Mộc nhĩ tươi.
Sử dụng Mộc nhĩ thường xuyên có thể phòng chống nhiều bệnh lý và hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trước khi sử dụng người dùng nên trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!